Hướng dẫn thành lập tủ sách hướng nghiệp - hướng thiện Thành Nhân

05/10/2016 09:29:03 GMT+7

HƯỚNG DẪN THÀNH LẬP TỦ SÁCH HƯỚNG NGHIỆP - HƯỚNG THIỆN THÀNH NHÂN

I. Các bước tiến hành

- Thành lập ban vận động chương trình xây dựng tủ sách hướng nghiệp Thành Nhân

- Tuyên truyền chương trình quyên góp sách đến từng gia đình, từng cá nhân, từng học sinh trong các buổi lễ, buổi sinh hoạt tập thể, buổi họp…

- Vận động các nhà tài trợ hỗ trợ bằng tiền, hiện vật như kệ để sách, các đầu sách hay, có ý nghĩa tạo nguồn sách cho tủ sách được phong phú về thể loại, đầu sách và số sách.

- Kêu gọi mọi người mang sách đến đóng góp, đổi.

- Duy trì và phát triển tủ sách hoạt động có hiệu quả.

- Nhân rộng mô hình tủ sách hướng thiện.

II. Nội dung

1. Thành Lập Ban vận động chương trình xây dựng “Tủ sách hướng nghiệp, hướng thiện Thành Nhân”

- Ban vận động gồm 2 người:

Trưởng ban

Họ tên:……………………………………..

Chức vụ hiện tại:……………………........

Địa chỉ:………………………………….....

Số ĐT:…………………………….............

Nhiệm vụ: Lên kế hoạch vận động làm kệ sách, tuyên truyền thông báo cho từng đối tượng học sinh, sinh viên và các phụ huynh tại địa bàn để có nguồn sách ban đầu, quản lý, giám sát vận hành chung để duy trì tủ sách thành điểm sinh hoạt văn hóa.

Thư ký

Họ tên:……………………………………..

Chức vụ hiện tại:……………………........

Địa chỉ:………………………………….....

Số ĐT:…………………………….............

Nhiệm vụ: Học và hiểu rõ cách làm của chương trình để Mở sổ theo dõi giao nhận sách, hướng dẫn giao nhận sách theo đúng quy trình của Trưởng ban đề ra.

Yêu cầu chung

Phải được tập huấn, đào tạo kiến thức và kỹ năng tư vấn tâm lý, hướng nghiệp.

- Nhiệm vụ:

+ Tuyên truyền và triển khai nội dung của chương trình lồng ghép tư vấn hướng nghiệp cho mọi đối tượng đến từng gia đình, từng cá nhân.

+ Tiếp cận các nhà hảo tâm vận động ủng hộ gây quỹ để đóng kệ sách, mua sách thành lập tủ sách.

+ Lên kế hoạch tổ chức ngày hội đổi sách, tặng sách.

+ Quản lý nguồn sách vận động được.

+ Vận hành tủ sách hoạt động có hiệu quả và phát triển tốt.

2. Quy cách tủ sách: Tủ sách được đóng từ nguồn quỹ thành lập tủ sách do đóng góp từ các thành viên của tổ chức hoặc do các nhà hảo tâm hỗ trợ.

a. Kệ sách và bàn đọc

- Tủ sách phải đảm bảo an toàn, thẩm mĩ và thuận tiện.

- Vật liệu bằng gỗ, sắt, nhôm hoặc alu,…

- Chiều cao 90cm chia làm 3 tầng, tầng 1 dành để sách cho khối lớp từ 1 đến 5, tầng 2 dành để sách cho từ khối lớp 6 đến 9, tầng 3 để sách từ khối lớp 10-12, sách hướng nghiệp, hướng đạo, và các loại sách khác,…

- Chiều rộng: 60cm ngăn làm 2 bên

- Chiều dài: 200cm

- 2 bàn lửng hình cung bán kính 30cm gắn cao 60cm 2 bên kệ.

b. Kệ đa chức năng: Kệ sách, bàn đọc, treo quần áo, thử đồ, ngăn đựng dụng cụ học tập ...

  

Chia làm 2 tầng; tầng dưới để sách vở, tầng trên để đồ gia dụng…. và ngăn trống có rèm sẽ treo quần áo học sinh và là nơi thử đồ.

- Kệ đóng theo không gian mở, không cửa, độ cao phù hợp với từng lứa tuổi để tạo sự thuận tiện cho việc lựa chọn sách và đồ dùng khi sử dụng.

3. Các câu khẩu hiệu khắc dấu để đóng vào sách

Tủ sách phải được đặt tại không gian mở để mọi người có thể thuận tiện tặng, trao đổi, mượn khi cần thiết.

 

4. Vận động sách

a. Vận động xin sách cũ trong nhân dân, xin các nhà hảo tâm tặng sách tạo nguồn cho tủ sách.

b. Tổ chức chương trình ngày hội sách “Một – một” lồng ghép với tư vấn hướng nghiệp cho mọi đối tượng, từng lứa tuổi:

 

Bước 1: Ban vận động sách triển khai thông tin và nội dung chương trình trước ngày tổ chức 1 tháng để mọi cá nhân, tập thể, quý phụ huynh và các em học sinh có thời gian chuẩn bị tổng hợp tất cả sách cũ.

 

Bước 2: Thời gian và địa điểm tổ chức ngày hội tặng sách “ Một – Một”

- Vào Ngày rằm tháng tư hàng năm tại các chùa

- Vào ngày 1 tháng 6 hàng năm tại các tổ dân phố, địa phương.

- Địa điểm tổ chức: Tại hội trường tổ dân phố, chùa hoặc nhà thờ.

 

Bước 3: Chuẩn bị:

Nội dung tư vấn hướng nghiệp và tuyên truyền khuyến kích việc đọc sách trong dân.

Nhân lực giám sát, hướng dẫn tặng sách và đổi sách.

In sẵn phiếu tặng sách, đổi sách đóng thành quyển cho người tham gia liệt kê.

 

Bước 4: Tổ chức thu gom và đổi sách

Cách thức

Yêu cầu phụ huynh, học sinh phân loại sách theo khối lớp, theo thể loại bao bọc lại sách bằng bọc ni lông, liệt kê sách vào phiếu danh mục tặng sách được in sẵn và ký tên xác nhận khi giao và nhận sách. Tất cả sách huy động được sẽ tập kết tại tủ sách.

Sau khi giao sách có thể lựa chọn những quyển sách mình cần để đổi.

 

Bước 5: Tổng kết, đánh giá kết quả chương trình:

- Thống kê số liệu, đánh giá hiệu quả của chương trình.

- Nêu rõ ý nghĩa của chương trình nhằm định hướng nghề nghiệp giúp cho phụ huynh, học sinh, sinh viên xác định lựa chọn ngành nghề phù hợp với năng lực, thế mạnh của bản thân và nhu cầu của xã hội….,giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí mua sách giáo khoa hàng năm của các em học sinh và giải quyết vấn đề lưu trữ sách cũ trong nhân dân một cách có ích và tạo thói quen đọc sách trong nhân dân, giúp nâng cao trình độ dân trí.

 

5. Phân loại sách

Liệt kê sách thành từng thể loại chia khu vực trên kệ sách để dễ dàng tìm kiếm và lựa chọn. Tất cả sách nhập về tủ phải được nhập vào sổ quản lý sách và đóng dấu của tủ sách theo từng mục:

- Sách giáo khoa, sách tham khảo, sách khoa học, sách tâm lý, sách giáo dục,...

- Truyện tranh, truyện dài, truyện trinh thám,…

- Sách dạy kỹ năng sống,…

- Các loại sách có ích cho việc học tập, làm việc,…

Thành Nhân Bách Khoa